Bánh ít lá gai Bình Định,tâm hồn con người xứ nẫu

BÁNH ÍT LÁ GAI BÌNH ĐỊNH,TÂM HỒN CON NGƯỜI XỨ NẪU

Bình Định với rất nhiều đặc sản từ các địa danh nổi tiếng,điểm đến lý tưởng và thưởng thức ẩm thực với  rất rất nhiều món ngon. Món bánh ít lá Gai đặc trưng tại huyện Tuy Phước  ,tỉnh Bình Định  gắn liền với ngọn tháp chăm pa,vì tòa tháp như chiếc bánh ít lá Gai ,hay còn gọi là Tháp Bánh Ít.

Món ăn nhất định phải nếm một lần khi đến với Bình Định, dưới anh mắt của người họa sĩ bánh có hình nón , đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Còn đối với cách nhìn của người dân gian lại  ví chiếc bánh ít lá gai Bình Định như đôi nhũ hoa của người thiếu nữ . Vậy đó khắp mọi miền đất nước có biết bao nhiêu loại bánh ít như bánh ít trần, bánh ít nhân dừa, bánh ít nhân tôm thịt, bánh ít nhân đâu xanh,bánh ít lá gai ở Sài Gòn, bánh ít miền tây nhưng bánh ít lá gai Bình Định lại là loại bánh làm nên con người cũng như tính cách của người Bình Định. Mộc mạc, chân chất, nhưng uy hùng như ngọn tháp, ấm áp lòng người. Và cũng chỉ món bánh ít lá gai Bình Định là món bánh luôn đồng hành trong các dịp đại lễ, các nghi lễ quan trọng.

Tại trước các dịp đặc biệt như cúng giỗ ,tất cả chị em phụ nữ tập trung và phân chia công việc cùng nhau gói bánh.Một chiếc bánh ít lá gai được làm nên từ những chiếc lá gai hình trái tim có lông tơ bên ngoài ,những cái lông có độ nhám như những miếng dán có thể dán lên người. Lá gai được chọn lựa kỹ những lá tươi ngon không bị sâu mang đi rửa bỏ cuốn sau đó luộc  qua nước sôi cho chín, lá gái luộc chín sẽ bỏ vào cối giã nhuyễn.


Để cho bánh được dẻo thành phần chính của nó là nếp mới,hạt nếp thơm được ngâm vài giờ đồng hồ hoặc có thể để qua đêm ,nếp mềm mang đi vo sạch và xay nhuyễn ,tách nước lấy phần bột mịn. Bột nếp trộn chung với lá gai được giã nhuyễn tất cả trộn chung giã đến khi hỗ hợp hòa quyện làm một mịn .Trong quá trình giã trên cối sẽ sẽ thêm một ít dầu ăn vào bột để bánh được ngon hơn và không bị dính cối. Giã từng cục bột nhỏ  rồi thêm đường cứ thế giã đến khi bột mịn nếm vị ngọt vừa ăn thì thôi.Lúc này cục bột sẽ có màu xanh đen rất đẹp mắt

Xong công đoạn vỏ bánh sẽ là phần linh hồn của chiếc bánh đó là phần nhân. Một loại nhân đặc trưng của chiếc bánh ít sẽ là đậu xanh và dừa sợ. Đậu xanh được chọn là những  hạt đậu được bóc vỏ luộc chín và giã nhuyễn , như vậy khi ăn sẽ không có cảm giác bị cộm  và sẽ có màu vàng đẹp mắt. Dừa được dùng làm nhân là những trái vừa không quá già và không quá non. Nếu quả già sẽ có độ khô cứng hôi mùi dầu,quả quá non sẽ mềm không có độ béo ngọt ,không được giòn sần sật khi ăn,.Dừa nạo thành sợ bỏ thêm đường hòa 1 ít nước sôi cho tan và bắt lên than  nhỏ lửa đảo đều cho đến khi nhìn hơi khô là được. Dừa trộn đậu xanh thành một hỗn hợp và vo tròn vừa ăn.Lớp vỏ bột bên ngoài cán thành một lớp mỏng vừa bỏ nhân bên trong và vo đều tròn.

Bước quan trọng cuối cùng quyết định cho sự hài hòa bắt mắt là giai đoạn gói bánh. Bánh ít lá gai được gói bằng chiếc lá chuối xanh,lá chuối được chuẩn bị lau sạch nhúng qua nước nõng để lá được mềm hơn đễ gói,hoặc sau khi cắt có thể mang phơi ngoài nắng nhẹ cho hơi héo lá và mềm là được.Gói bánh hình tam giác đáy vuông có chốp nhọn như chiếc nón lạ là đặc trưng của chiếc bánh ít lá gai Bình Định. Bánh được gói sẽ mang đi hấp chín.Để chiếc bánh sẽ đẹp mắt hơn,ta có thể hấp bột chín trước khi gói,như vậy bánh sẽ giữ được độ xanh của lá chuối và không bị bóp méo khi làm quà biếu.Bột để giữu cho bánh được dai ngon và bảo quản được lâu,người làm bánh sẽ phải hơ trên than ,hơi nóng  của bếp than sẽ làm bánh khô đi và có độ dai ngon tuyệt vời.

Những chiếc bánh ít lá gai đặc sản Bình Định rất thích hợp làm quà biếu mỗi khi du khách ghé tại vùng đất mang tên xứ nẫu,món bánh mang đầy tình yêu thương và sự giản dị ngọt ngào của người nơi này.

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n